Cơ hội để vùng Tây Nguyên “thức giấc” với những giá trị mới

|

Cơ hội để vùng Tây Nguyên “thức giấc” với những giá trị mới

Kết quả tích cực sau hơn 1 năm thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW

Ngày 06/10/2022, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 23-NQ/TW về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tâ;y Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Triển khai nội dung Nghị quyết 23-NQ/TW, ngày 15/11/2022 Chính phủ ban hành Nghị quyết số 152/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW. Tại Chương trình hành động của Chính phủ đã đề ra 20 chỉ tiêu cụ thể về kinh tế, xã hội và môi trường, 23 nhiệm vụ và 09 dự án quan trọng, liên kết vùng cần thực hiện đến năm 2030.

Qua hơn 1 năm triển khai Nghị quyết số 23-NQ/TW và Chương trình hành động của Chính phủ, đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Báo cáo tại hội nghị Hội đồng Điều phối vùng Tâ;y Nguyên lần thứ ba diễn ra ngày 23/6/2024, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông cho biết, đến nay đã hoàn thành 10/23 nhiệm vụ của Chương trình, các nhiệm vụ còn lại là các đề án lớn đang được các bộ, địa phương chủ trì phối hợp với các cơ quan triển khai theo tiến độ. Đã khởi công và đang tập trung đẩy nhanh tiến độ 01 dự án quan trọng quốc gia (tuyến cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột) và 05 dự án trọng điểm, liên kết vùng; đang hoàn thiện thủ tục đầu tư 02 dự án và nghiên cứu phương thức đầu tư 04 dự án để triển khai đầu tư các dự án còn lại.

Bên cạnh kết quả trên, các cơ chế, chính sách đặc thù được ban hành và triển khai nghiên cứu để tạo đột phá cần thiết cho vùng. Hoàn thành công tác quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh. Nhiều điểm nghẽn đối với phát triển dần được khơi thông, tiềm năng, lợi thế của vùng và từng địa phương trong vùng đang được phát huy. Tư duy về liên kết vùng dần được đổi mới, đã hình thành cơ chế điều phối vùng; ban hành hệ thống các chỉ tiêu kinh tế - xã hội để đề ra các cơ chế, chính sách phù hợp đối với vùng.

Bức tranh kinh tế - xã hội vùng khởi sắc hơn. Năm 2023, quy mô kinh tế (GRDP theo giá hiện hành) của toàn vùng đạt 416,5 nghìn tỷ đồng, bằng 4,01% GDP cả nước; GRDP bình quâ;n đầu người năm 2023 đạt 67,58 triệu đồng/người, tăng 15,7% so với năm 2022. Thu ngâ;n sách nhà nước trên địa bàn vượt 3,5% dự toán thu ngâ;n sách nhà nước do Trung ương giao. Tổng vốn FDI đăng ký đạt 1,912 tỷ USD, tăng 11,9% so cùng kỳ 2022. Trong quý I/2024, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới đạt 977 doanh nghiệp, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2023.

Dù đã đạt được những kết quả tích cực song phát triển vùng vẫn còn những mặt hạn chế như: Các chỉ tiêu cụ thể về kinh tế, xã hội và môi trường của vùng đạt kết quả còn khiêm tốn so với cả nước. Phát triển kinh tế chưa có tính đột phá, các ngành kinh tế trọng điểm đóng góp chưa rõ nét; tăng trưởng về nông nghiệp, lâ;m nghiệp chưa thật sự bền vững; phát triển công nghiệp - xâ;y dựng còn thấp, hiệu quả hoạt động của các khu, cụm công nghiệp, cụm công nghiệp chưa có nhiều chuyển biến. Thêm vào đó, GRDP bình quâ;n đầu người của vùng còn thấp; hệ thống thông tin kết nối chưa đồng bộ, nguồn nhâ;n lực chưa được huy động và sử dụng hiệu quả, chất lượng nguồn nhâ;n lực chưa cao, đời sống, thu nhập của người dâ;n trong vùng còn nhiều khó khăn, chậm được cải thiện… Đặc biệt giai đoạn hiện nay, vùng Tâ;y Nguyên có sự chồng lấn trong quy hoạch quy hoạch thăm dò bô-xít, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch khoáng sản, dẫn đến nhiều địa phương gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế xã hội. Việc xâ;y dựng, phát triển các tuyến cao tốc, hạ tầng giao thông của khu vực cũng còn nhiều khó khăn, vướng mắc, nhất là về nguồn kinh phí.

Cơ hội để vùng Tâ;y Nguyên “thức giấc” với những giá trị mới

Ngày 05/5/2024, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 377/QĐ- phê duyệt Quy hoạch Vùng Tâ;y Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch nhằm mục tiêu xâ;y dựng Tâ;y Nguyên có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dâ;n tộc, thống nhất trong đa dạng; phát triển kinh tế nhanh, kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế, bảo vệ tài nguyên môi trường, gắn với an ninh quốc phòng; tăng cường liên kết vùng với Đông Nam Bộ, các tỉnh khu vực Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ và các khu vực quốc tế.

Quy hoạch xác định rõ quan điểm là phát triển kinh tế vùng Tâ;y Nguyên  nhanh, bền vững, kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường gắn chặt với quốc phòng, an ninh và đối ngoại là nhiệm vụ xuyên suốt, trọng tâ;m. Phát triển kinh tế có trọng tâ;m, trọng điểm, tập trung vào các ngành có lợi thế như nông nghiệp, du lịch, công nghiệp chế biến nông sản, năng lượng tái tạo, công nghiệp khai thác và chế biến bauxite, alumin, nhôm. Cơ cấu lại kinh tế vùng theo hướng ưu tiên phát triển các ngành kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp; phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của vùng và các quy hoạch cấp trên.

Bên cạnh đó, xâ;y dựng nền văn hóa Tâ;y Nguyên tiên tiến, đậm đà bản sắc dâ;n tộc, thống nhất trong đa dạng, tôn trọng các giá trị văn hóa khác biệt giữa các dâ;n tộc, đưa văn hóa Tâ;y Nguyên trở thành động lực, nền tảng cho phát triển và hội nhập của Vùng. Đẩy mạnh xâ;y dựng nông thôn mới; giảm tỷ lệ hộ nghèo, ổn định dâ;n cư, nhất là đối với đồng bào dâ;n tộc thiểu số, vùng sâ;u, vùng xa; cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dâ;n, giảm khoảng cách chênh lệch giữa các địa bàn, các dâ;n tộc trong Vùng. Bảo đảm mọi người dâ;n đều được chăm sóc sức khỏe, tiếp cận giáo dục, dịch vụ y tế cơ bản có chất lượng. Nâ;ng cao dâ;n trí, chất lượng nguồn nhâ;n lực đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển trong bối cảnh mới...
 
Quy hoạch Vùng Tâ;y Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 mang tầm nhìn dài hạn, bền vững,
xác định khung pháp lý có tính chất định hướng để các tỉnh trong Vùng cùng phát triển một cách bền vững

Quy hoạch đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, vùng Tâ;y Nguyên vượt qua mức thu nhập trung bình thấp. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quâ;n giai đoạn 2021 - 2030 đạt từ 7 - 7,5%. Đến năm 2030, GRDP bình quâ;n đầu người đạt khoảng 130 triệu đồng, tương đương 5.000 USD. Khu vực nông, lâ;m nghiệp và thủy sản và khu vực dịch vụ chiếm lớn trong nền kinh tế. Tỷ trọng kinh tế số ngày càng tăng và chiếm khoảng 25 - 30% GRDP. Thúc đẩy tỷ lệ đô thị hoá đạt từ 37% - 41%; tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới khoảng 85%, trong đó tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới nâ;ng cao khoảng 50%. Phấn đấu tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 25 - 30%; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều duy trì giảm 1,0 - 1,5%/năm; tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dâ;n tộc thiểu số giảm trên 3%/năm...

Để đạt được các mục tiêu trên, các địa phương trong Vùng triển khai các nhiệm vụ trọng tâ;m là thực hiện hiệu quả cơ chế điều phối và kết nối phát triển, nâ;ng cao năng lực cạnh tranh của vùng; tăng cường thu hút nguồn lực từ bên ngoài, ưu tiên xúc tiến đầu tư và thúc đẩy hợp tác, liên kết vùng; thu hút các hoạt động chuyển giao và ứng dụng khoa học, công nghệ nhất là trong các ngành lợi thế nông nghiệp, công nghiệp chế biến. Bên cạnh đó, chuyển đổi cơ cấu, mô hình phát triển kinh tế vùng theo hướng hiện đại, ưu tiên các ngành công nghiệp khai thác, chế biến bauxite, alumin, nhôm và công nghiệp chế biến gắn với phát triển nông nghiệp hiệu quả cao. Khuyến khích hình thành các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với chế biến, hình thành chuỗi giá trị nông sản để tận dụng cơ hội xuất khẩu; tăng cường chất lượng, hiệu quả của các ngành dịch vụ.

Ngoài các nhiệm vụ trọng tâ;m trên, Vùng cần có cơ chế chính sách khuyến khích đào tạo và nâ;ng cao chất lượng nguồn nhâ;n lực tại chỗ nhất là đồng bào dâ;n tộc thiểu số. Từng bước nâ;ng chất lượng và khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục theo tiêu chuẩn quốc gia, nhất là các địa bàn khó khăn, vùng sâ;u, vùng xa, góp phần thu hẹp khoảng cách và chênh lệch mức sống và thụ hưởng của người dâ;n. Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử; phát huy bản sắc, vốn sinh thái nhâ;n văn của Vùng. Từng bước phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Ưu tiên hoàn thành các công trình hạ tầng kết nối liên vùng, liên tỉnh. Tập trung xâ;y dựng trung tâ;m đổi mới sáng tạo, trung tâ;m khoa học công nghệ cấp vùng. Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, thông tin truyền thông và kinh tế số đảm bảo kết nối hiệu quả giữa các trung tâ;m tổng hợp, logistics, chuyên ngành của vùng với các trung tâ;m kinh tế lớn của cả nước, các vùng lâ;n cận.

Quy hoạch định hướng rõ Vùng cần có các đột phá về nâ;ng cao năng lực cạnh tranh của vùng; xâ;y dựng và thực thi chính sách phát triển vùng; phát triển nguồn nhâ;n lực và hạ tầng vùng.

Theo đó, Vùng sẽ tập trung phát triển các ngành có lợi thế gắn với thế mạnh địa phương. Cụ thể, đối với ngành nông nghiệp, lâ;m nghiệp, thủy sản sẽ phát triển kinh tế nông nghiệp hiệu quả cao, sinh thái, hữu cơ, quy mô lớn gắn với vùng sản xuất nông nghiệp tập trung áp dụng công nghệ cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng tiểu vùng. Tập trung phát triển các câ;y trồng chủ lực là các loại câ;y công nghiệp, câ;y ăn quả có thế mạnh; tăng nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng, dịch vụ bán tín chỉ carbon.

Đối với ngành công nghiệp, ưu tiên phát triển mạnh các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng và hàm lượng công nghệ, thâ;n thiện môi trường gắn với lợi thế về nguồn nguyên liệu trong vùng. Hình thành các khu, cụm công nghiệp chế biến sâ;u, cụm liên kết ngành gắn với các đô thị trung tâ;m và hành lang kinh tế; liên kết hiệu quả với công nghiệp tiểu vùng Trung Trung Bộ, tiểu vùng Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ.

Cùng đó, phát triển ngành dịch vụ trong mối quan hệ tương hỗ phát triển với các ngành nông nghiệp, công nghiệp; tập trung phát triển thị trường cung ứng và tiêu thụ trong vùng và ngoài vùng theo các hành lang kết nối vùng và với cảng biển lớn ra các thị trường quốc tế. Phát triển thương mại hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, đẩy mạnh hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa qua biên giới. Phát triển dịch vụ logicstics gắn với các trung tâ;m, hành lang kinh tế kết nối các hoạt động thương mại trong nội vùng, liên vùng và hỗ trợ phát triển các ngành sản xuất gắn với các thị trường trong nước và quốc tế.

Phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa gắn với bảo tồn, phát huy giá trị, bản sắc văn hóa các dâ;n tộc Tâ;y Nguyên. Đẩy mạnh liên kết với các tỉnh vùng Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ, gắn với các hành lang kinh tế, liên kết du lịch giữa năm tỉnh Tâ;y Nguyên một cách toàn diện, đồng bộ. Tăng cường kết nối và nâ;ng cao chất lượng dịch vụ trong chuỗi giá trị sản phẩm du lịch đặc thù theo các địa bàn trọng điểm, gắn với di sản không gian văn hóa cồng chiêng, lễ hội truyền thống, văn hóa cà phê và du lịch cộng đồng.

Theo Quy hoạch, sẽ hình thành các tiểu vùng Bắc Tâ;y Nguyên ; Trung Tâ;y Nguyên, Nam Tâ;y Nguyên với những định hướng phát triển riêng. Đồng thời sẽ phát triển thành phố Buôn Ma Thuột là cực tăng trưởng của vùng Tâ;y Nguyên; là trung tâ;m phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, dịch vụ logistics, du lịch, văn hóa, giáo dục, y tế của Vùng. Giữ vai trò kết nối giữa các tiểu vùng, liên kết với vùng Nam Trung Bộ và quốc tế thông qua cửa khẩu Đăk Ruê, các hành lang kinh tế và cảng biển.

Trong khi đó, thành phố Pleiku được xác định hướng phát triển là cực tăng trưởng của tiểu vùng Bắc Tâ;y Nguyên; là  đầu mối về chuyển đổi số, công nghiệp, khoa học công nghệ, du lịch, chăm sóc sức khoẻ, thể dục thể thao; giữ vai trò liên kết giữa tiểu vùng Bắc Tâ;y Nguyên với vùng Nam Trung Bộ và quốc tế.

Thành phố Đà Lạt sẽ là cực tăng trưởng của tiểu vùng Nam Tâ;y Nguyên; là  trung tâ;m du lịch của vùng Tâ;y Nguyên và cả nước, đầu mối về chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ, văn hóa, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, thể dục thể thao. Giữ vai trò là đầu mối giao thông, cửa ngõ phía Nam của vùng Tâ;y Nguyên kết nối với vùng Đông Nam Bộ và vùng Nam Trung Bộ.

Bên cạnh việc hình thành các tiểu vùng và các cực tăng trưởng, sẽ phát triển hành lang kinh tế kết nối Tâ;y Nguyên - Đông Nam Bộ và khu vực Nam Trung Bộ, Trung Trung Bộ nhằm thúc đẩy, tạo sức lan tỏa phát triển các lĩnh vực kinh tế, liên kết vùng.

Cũng theo Quy hoạch, Vùng sẽ tập trung xâ;y dựng hệ thống đô thị, khu dâ;n cư nông thôn và các khu chức năng và phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật (mạng lưới giao thông, hạ tầng đường thủy nội địa, mạng lưới đường sắt, hệ thống cảng hàng không, cảng cạn), phát triển mạng lưới cấp điện, hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu khí đốt, mạng lưới thủy lợi; hạ tầng thông tin và truyền thông; hệ thống cửa khẩu biên giới đất liền...

Song song với đó phát triển kết cấu hạ tầng xã hội gồm mạng lưới cơ sở y tế, chăm sóc sức khỏe; cơ sở giáo dục, đào tạo; cơ sở giáo dục nghề nghiệp; cơ sở trợ giúp xã hội; khoa học và công nghệ; văn hóa và thể thao; hạ tầng thương mại và logistics. Đồng thời xác định hướng liên kết bảo vệ môi trường; phát triển kết cấu hạ tầng phòng, chống thiên tai...

Với các định hướng trên, các địa phương Vùng Tâ;y Nguyên sẽ tập trung triển khai các giải pháp về cơ chế, chính sách đảm bảo liên kết vùng; huy động và phâ;n bổ vốn đầu tư; các giải pháp về môi trường; khoa học và công nghệ; phát triển nguồn nhâ;n lực, phát triển doanh nghiệp, thúc đẩy khu vực kinh tế chính thức; quản lý, kiểm soát phát triển đô thị và nông thôn.

Có thể nói, Quy hoạch vùng Tâ;y Nguyên với tầm nhìn dài hạn, bền vững, đã xác định khung pháp lý có tính chất định hướng để các tỉnh trong Vùng cùng phát triển một cách bền vững theo hướng có sự liên kết, phối hợp chặt chẽ, bài bản, khoa học trên tinh thần hợp tác. Đâ;y cũng là cơ hội lớn vùng Tâ;y Nguyên “thức giấc” với những giá trị mới, phát triển nhanh, bền vững dựa trên kinh tế xanh, tuần hoàn; giàu bản sắc văn hóa dâ;n tộc, là điểm đến đặc sắc, hấp dẫn khách du lịch trong nước và quốc tế. Phát triển kinh tế nông nghiệp hiệu quả cao, dựa trên nền tảng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; hình thành một số sản phẩm nông nghiệp quy mô lớn có thương hiệu quốc tế gắn với các trung tâ;m chế biến. Cơ bản hình thành hạ tầng giao thông quan trọng, hạ tầng số. Giải quyết căn bản vấn đề đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dâ;n tộc thiểu số. Cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người dâ;n.

Tại hội nghị Hội đồng Điều phối vùng Tâ;y Nguyên lần thứ ba, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang yêu cầu vùng Tâ;y Nguyên cần giữ gìn văn hóa, bản sắc dâ;n tộc, giữ vững tình đoàn kết; tiếp tục đổi mới tư duy trong quá trình phát triển; chú trọng phát triển giao thông kết nối; phát triển du lịch theo chuỗi; chia sẻ trong thu hút đầu tư, tạo động lực, niềm tin người dâ;n, doanh nghiệp; tiếp tục rà soát, hoàn thiện các cơ chế chính sách; các địa phương trong vùng nên học hỏi theo tinh thần “Hợp tác trong phát triển, phát triển trong hợp tác để hoàn thiện các mục tiêu đưa ra tại Nghị quyết của Trung ương, Quy hoạch Vùng để đưa Tâ;y Nguyên phát triển nhanh, bền vững./.

Tâ;y Nguyên gồm 5 tỉnh, gồm Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâ;m Đồng với diện tích tự nhiên khoảng 54,5 nghìn km2,chiếm 1/6 diện tích cả nước; lớn thứ 3 trong 6 vùng kinh tế - xã hội).

P.V


 



 

 

Trang web giải trí thể thao SBO