Tăng cường giải pháp giảm thiểu rác thải nhựa

|

Việc lạm dụng sử dụng sản phẩm nhựa, nhất là túi ni lông khó phân hủy, sản phẩm nhựa dùng một lần đã và đang để lại những hậu quả đối với môi trường. Để tăng cường công tác quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Chỉ thị 33/CT-TTg.

Chị Thúy Phượng trong chương trình đổi vỏ hộp sữa lấy túi ni lông tự hủy sinh học

Thủ tướng chỉ thị bộ trưởng, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành chỉ thị hoặc kế hoạch giảm thiểu, phân loại, thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất th??i nhựa trong ngành, lĩnh vực v?? đ??a bàn quản lý (hoàn thành trư???c ngày 30-10-2020); trong đó chỉ đạo, yêu cầu các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc thực hiện một số hoạt động cụ thể như gương mẫu, tích cực và đi đầu trong việc giảm thiểu chất th??i nhựa; hạn chế tối đa việc sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần; không sử dụng băng rôn, khẩu hiệu, chai, cốc, ống hút, bát, đũa nhựa... dùng một lần tại công sở và trong các hội nghị, hội thảo, cuộc họp và ngày lễ, ngày kỷ niệm và các sự kiện khác; ưu tiên lựa chọn các sản phẩm tái chế, thân thiện với môi trường. Tiên phong, gương mẫu thực hiện phân loại rác thải tại nguồn ngay tại công sở, bố trí thùng rác để phân loại rác thải tại các cơ quan, đơn vị; chất th??i nhựa và các chất th??i khác có thể tái chế không được để lẫn với chất th??i hữu cơ; khuyến khích xây dựng và thực hiện các mô hình kiểu mẫu để làm cơ sở nhân rộng cho các cơ quan, đơn vị trong lĩnh vực v?? đ??a bàn quản lý.

Đặc biệt, Thủ tướng chỉ đạo Bộ TN-MT hoàn thiện chế định quản lý chất th??i rắn trong dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) theo hướng coi chất th??i và chất th??i nhựa là tài nguyên; thúc đẩy phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn; thực hiện tốt việc giảm thiểu, phân loại chất th??i tại nguồn, thu gom, tái sử dụng, tái chế chất th??i. Đồng thời, đẩy mạnh nghiên cứu, xây dựng hàng rào kỹ thuật môi trường đối với các sản phẩm, hàng hóa chứa hạt vi nhựa, nano nhựa và túi ni lông để phòng ngừa các tác động xấu đ??n s??c khỏe con người, môi trường sinh thái; nghiên cứu, đề xuất lộ trình cấm sử dụng hạt vi nhựa trong sản xuất hóa mỹ phẩm, may mặc, phân bón. Tiếp tục hoàn thiện quy định pháp luật về nhãn sinh thái đối với túi ni lông thân thiện môi trường và các sản phẩm nhựa có hàm lượng tái chế nhất định.

Song song là thực hiện xã hội hóa, nâng cao vai trò của cộng đồng, doanh nghiệp trong hoạt động giảm thiểu phát th??i chất th??i nhựa, phân loại, thu gom, tái chế chất th??i nhựa. Bên cạnh đó, cần mở rộng các hình thức ưu đãi, hỗ trợ đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, phân phối, quảng bá, tiêu dùng các sản phẩm nhựa, túi ni lông được gắn nhãn xanh. Tăng cường truyền thông, triển khai nhân rộng, áp dụng hiệu quả các mô hình giảm thiểu, phân loại, thu gom chất th??i nhựa, túi ni lông tại các địa điểm, khu du lịch, đặc biệt các địa điểm, khu du lịch gắn liền với nguồn nước.

Trang web giải trí điện tử BNG